Chào bạn, cảm ơn bạn đã đến với diễn đàn Lập trình máy tính.

Để có thể thực hiện việc trao đổi, cũng như chia sẽ kiến thức bạn có cho diễn đàn, xin bạn vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký vào diễn đàn.

Xin vui lòng đọc kỹ nội quy trước khi tham gia vào diễn đàn.

Xin cảm ơn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Top posters
nimgiaminh (118)
OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_lcap1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Voting_bar1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_rcap1 
henrytran (68)
OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_lcap1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Voting_bar1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_rcap1 
ruby (61)
OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_lcap1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Voting_bar1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_rcap1 
lyngocquy (61)
OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_lcap1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Voting_bar1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_rcap1 
Alone (47)
OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_lcap1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Voting_bar1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_rcap1 
wsphuoc (24)
OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_lcap1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Voting_bar1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_rcap1 
kuthanh115 (13)
OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_lcap1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Voting_bar1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_rcap1 
Admin (8)
OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_lcap1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Voting_bar1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_rcap1 
tommyteo (5)
OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_lcap1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Voting_bar1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_rcap1 
nguyenmai (3)
OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_lcap1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Voting_bar1OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Vote_rcap1 

Latest topics

OVERCLOCK: OC con CPU ra sao?

3 posters

Go down

OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Empty OVERCLOCK: OC con CPU ra sao?

Bài gửi by Alone 20/12/2010, 2:47 pm

Overclock? Có lẽ các bạn khá bỡ ngỡ trước thuật ngữ này? Nhưng không sao, vì chỉ qua bài viết này thôi, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về nó, biết đâu bạn cũng hứng thú hơn khi bắt đầu theo chúng tôi bước chân vào Thế giới Phần cứng (Hardware) đầy lý thú này...

Overclock (viết tắt là OC) là một thuật ngữ trong giới phần cứng nhằm diễn tả một trạng thái của thiết bị có tốc độ xử lý hiện tại vượt quá quy định của nhà sản xuất. Mục đích của việc Overclock là nhằm tăng hiệu suất xử lý của các thiết bị phần cứng. Làm sao lại có thể Overclock? Vì nhà sản xuất bao giờ cũng để ra một khoảng tối thiểu cho các thiết bị của họ, gọi là giới hạn cho phép. Đôi khi, trong lúc sản xuất, một số thiết bị phần cứng được hạ thấp hiệu suất xuống dưới mức tính toán nhằm tăng tính ổn định của thiết bị. Chính vì vậy mà chúng ta mới có thể đẩy tốc độ lên để khai thác thiết bị đó. Tuy nhiên, việc Overclock có thể làm cho toàn bộ hệ thống tuy nhanh hơn nhưng sẽ kém ổn định hơn và giảm bớt tuổi thọ của thiết bị.

OC rất đa dạng: OC card màn hình, OC RAM, OC monitor, OC chuột, OC card sound,... Tuy vậy, OC CPU là thông dụng nhất. Do đó, trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn OC CPU.

Để OC, bạn cần phải biết CPU của mình hiệu gì, thông số ra sao cũng như các thông số của mainboard.

Nếu chưa biết, bạn có thể dùng phần mềm sau:

Cpu-Z: [You must be registered and logged in to see this link.]

Sisoft Sandra: [You must be registered and logged in to see this link.]

Tốc độ của CPU được quy định như thế nào?

Tốc độ của CPU được quyết định bởi hai thành phần: Bus Frequency (tần số bus) và Frequency Multiplier (hệ số nhân, hay còn gọi là ratio).

Thí dụ: Khi người ta ghi là Intel Celeron 900MHz, ta biết ngay tốc độ của con CPU này là 100MHz x 9, trong đó 100 là tần số bus, còn 9 là hệ số nhân. Hệ số nhân tăng theo từng 0,5 đơn vị, trong khi tần số bus lại tuỳ thuộc vào Clock Generator (tạm dịch là bộ phận sinh ra xung nhịp) cũng như thiết đặt của nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đa số các CPU của Intel sản xuất và bán rộng rãi ngoài thị trường không cho phép chúng ta hay đổi hệ số nhân mà chỉ có thể thay đổi được tần số bus. Gần đây nhất, Intel vừa tung ra công nghệ cho phép máy tính kiểm soát một cách chặt chẽ cả tần số bus lẫn hệ số nhân, nhằm giới hạn người dùng OC. Chúng ta, những người dùng ít tiền đều không muốn việc này xảy ra một chút nào.

Vậy muốn OC, ta phải thay đổi tần số bus hay/và hệ số nhân. Có bốn cách để thay đổi hai thông số này:

1. Jumper:

Việc thay đổi vị trí của các jumper (cầu nối) trên mainboard (bo mạch chính) sẽ cho ta các tần số bus hay hệ số nhân khác nhau. Các vị trí xác lập của jumper được chỉ rõ trong sách hướng dẫn sử dụng mainboard hoặc được in hẳn lên mainboard. Bạn cũng có thể vào website của hãng sản xuất để xem các tài liệu hướng dẫn riêng cho từng loại mainboard. Chủ yếu là các mainboard hỗ trợ Pentium III Slot I trở về trước.

2. Switch:

Chức năng của switch (công tắc gạt) hoàn toàn y chang như của jumper, nhưng sử dụng các switch đơn giản và tiện lợi hơn jumper. Tuy nhiên, để OC được, bạn phải đọc kỹ sách hướng dẫn mainboard để nắm rõ hơn về cách thiết lập các switch (vẫn còn sử dụng trong một số mainboard ở thời điểm hiện tại).

3. BIOS:

Gồm nhiều loại, như Award, Phoenix, Ami,... nhưng nổi tiếng nhất vẫn là SoftMenu của Abit. Với SoftMenu, bạn có thể thay đổi hầu như mọi thiết lập của mainboard, kể cả hệ số nhân, điều mà các BIOS thông thường khác không làm được.

4. Software:

Có thể kể ra là EasyTune của Gigabyte, APOGEE của Chaintech, Fuzzy Logic của MSI - chương trình của hãng nào chỉ chạy cho mainboard của hãng đó, riêng chương trình CPUFSB hỗ trợ cho khá nhiều mainboard. Vì đây là các chương trình Win32 với giao diện GUI cực kỳ thân thiện, chúng ta có thể thay đổi FSB (tần số bus hệ thống) hết sức dễ dàng với các chương trình trên. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò monitor (giám sát) tốc độ quay của quạt, điện thế lõi (Vcore) CPU, v.v... Có thể nói đây là kiểu OC dễ dàng nhất và không bao giờ bị cháy CPU. Bảo đảm đấy!

Sau đây là so sánh giữa bốn cách OC:



Bây giờ, khi bạn biết cách OC rồi, hãy xem lại mainboard của mình tương ứng với cách nào rồi cứ thế mà thực hiện. Bạn có thể tăng/giảm tần số bus, tăng/giảm hệ số nhân, hay kết hợp thay đổi cả hai để đạt được tốc độ OC mong muốn. Tất cả tuỳ thuộc vào bạn, vào việc kế thừa kinh nghiệm của OCer (dân overclock) đi trước. Và dù thế nào đi nữa, một hệ thống OC thành công phải đạt được yêu cầu chạy ổn định như khi chưa OC.

Lời kết:

Overclock mang đến cho bạn điều gì?

Overclock có hại cho máy tính không? Xin thưa: Không ai dám nói là không có hại! Nhưng không phải hôm nay bạn overclock xong thì một ngày sau hay một tháng sau nó “tắt đài”! Vì đơn giản, đấy chính là... nghệ thuật OC!

Nếu bạn OC tốt (tăng tốc đúng mức, giải nhiệt hiệu quả), máy của bạn sẽ chạy ổn định trong thời gian dài. Với tốc độ nâng cấp CPU hiện nay, dù OC có làm CPU bị giảm thọ chút đỉnh nhưng vẫn bảo đảm “phục vụ” tốt cho đến khi bạn nâng cấp máy.

Và không chỉ như thế! Với tôi, đó là một thú vui, một thú giải trí lành mạnh như câu cá hay nghe nhạc. Làm cho máy bạn có tốc độ cao hơn so với số tiền mình bỏ ra, nếu thành công thì coi như bạn tiết kiệm được khối tiền; nếu không thì cũng có thể làm máy tính của bạn ổn định hơn nhờ một số kiến thức thu thập được khi OC! Trên tất cả, đó là niềm phấn khích đến tột cùng khi bạn bè của bạn trầm trồ nhìn cái máy tính của bạn với câu hỏi: “Sao máy bạn cũng y chang của mình, nhưng sao nó lại nén MP3 nhanh hơn nhỉ?”, hay là: “Ồ, sao máy mình mua nhiều tiền thế mà tốc độ cũng bằng của bạn, đã thế khi chơi game còn bị giựt giựt nữa?”! Đó là niềm tự hào mà không phải ai cũng có được.

Tính kiên trì, nhẫn nại, thích tìm hiểu, đều không thể thiếu khi OC!

Chúc bạn OC thành công và tận hưởng niềm vui mà nó mang lại.

[Đầu trang]

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI OVERCLOCK

- Sau khi OC, bạn phải chạy test toàn bộ hệ thống trong một thời gian dài nhằm kiểm tra lại hệ thống một cách toàn diện (có rất nhiều phần mềm giúp bạn kiểm tra hệ thống).

* Bạn cần phải quan tâm đến vấn đề nhiệt độ. Với đa số các trường hợp, sau khi OC, thiết bị điện tử phải hoạt động nhiều hơn nên sẽ bị nóng hơn. Nói chung, bạn cần phải có các biện pháp giải nhiệt thật tốt cho CPU để nhiệt độ của CPU không vượt quá giới hạn cho phép.

* Luôn có sổ tay theo dõi xem ngày hôm nay bạn đã OC cao hơn ngày hôm trước bao nhiêu % rồi (dù chỉ là 1% chăng nữa), vạch ra phương hướng cho lần OC tiếp theo.

Alone
Alone
Điều hành viên
Điều hành viên

Post : 47
Điểm thành tích : 77
Được cảm ơn : -1
Ngày tham gia : 04/09/2010
Tuổi : 30
Đến từ : Vung Tau city

Quản lý
Cảnh cáo:
OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Left_bar_bleue0/200OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Empty_bar_bleue  (0/200)

Về Đầu Trang Go down

OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Empty ép xung cpu (tham khảo thui nha )

Bài gửi by henrytran 20/12/2010, 4:03 pm

ép xung CPU
:

Những bộ xử lý hiện đại có thể hoạt động ở xung nhịp hiệu quả bằng bội số của xung nhịp giao diện. Vì vậy thường người dùng chỉ có 2 cách, hoặc tăng tốc độ bus hoặc tìm cách mở khóa hệ số nhân này. Tuy nhiên để có CPU không giới hạn hệ số nhân thực sự không phải việc đơn giản.

Một số mẹo đã được các tay chơi khám phá ra như cắt cầu điện, nối chân nhưng nhìn chung rất mạo hiểm, đôi khi nhà sản xuất cũng tung ra những sản phẩm không khóa hệ số nhân ví dụ như dòng chip mẫu ES (Engineering Sample) của Intel hoặc chip cao cấp Athlon64 FX của AMD nhưng chúng khá hiếm hoặc rất đắt tiền.









Hầu hết các bộ vi xử lý hiện nay đều có khả năng ép xung rất tốt, thông thường có thể tăng thêm 50-70% xung nhịp gốc, điều này là do kiến trúc lõi của chúng được thiết kế cho mức xung nhịp cao hơn nhiều. Tuy vậy dù có thể khả năng ép xung tương đương nhau nhưng không có nghĩa các loại CPU tốc độ thấp có thể sánh với đàn anh của chúng.

Chính vì vậy, nếu bạn thuộc tuýp người dùng muốn bỏ ít được nhiều, hãy chọn các loại CPU tốc độ thấp nhất để tiết kiệm chi phí vì khả năng ép xung của chúng thường rất tốt. Tuy nhiên nếu muốn vươn tới các đỉnh cao tốc độ, hãy lựa chọn những series đầu bảng để ép xung, dĩ nhiên, giá của chúng sẽ cao hơn nhiều.

+ ép xung bộ nhớ RAM :

Không giống CPU, việc ép xung bộ nhớ đã trở nên cực kì quen thuộc thậm chí các nhà sản xuất RAM cao cấp đều có những dòng sản phẩm đã ép xung sẵn dành cho dân chơi máy.

Ưu thế của việc ép xung bộ nhớ là cho phép nó vượt qua giới hạn mặc định để theo kịp với bus giao tiếp của CPU, một ví dụ đơn giản: thường Pentium III chỉ hoạt động ở FrontSideBus 133 MHz với SDR SDRAM 133Mhz, nếu bạn ép bus lên 150MHz mà RAM vẫn chỉ ở 133 Mhz thì rõ ràng tốc độ sẽ bị hạn chế, trong trường hợp này, tối ưu nhất chính là việc đẩy tốc độ của RAM lên tương ứng cùng 150MHz thì hiệu năng sẽ thực sự được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên không phải loại chip RAM nào cũng đáp ứng được mức tốc độ này.

Những dân chơi ép xung thiếu kinh nghiệm thường đẩy RAM lên quá mức giới hạn ổn định rồi đổ lỗi hệ thống cho chúng. Điều này một phần là do các phiên bản BIOS của bo mạch chủ thường hiển thị “tốc độ” bộ nhớ thành tần số truyền dữ liệu mặc định ứng với CPU tiêu chuẩn (133/166/200/233…).

Trong khi đó, trên thực tế do khối điều khiển bộ nhớ điều hành RAM ở một tỉ lệ nhất định với bus của CPU nên bất cứ thay đổi nào của xung nhịp CPU sẽ có ảnh hưởng tới tốc độ RAM.

Những trục trặc đe dọa hệ thống khi ép xung bộ nhớ cũng tương tự như với các thành phần khác, nhưng đặc biệt nghiêm trọng là việc mất dữ liệu và sụp hệ thống do vai trò của RAM lưu dữ liệu tạm, nếu RAM bị lỗi trong quá trình vận hành thì những dữ liệu đang lưu trong nó sẽ bị mất hoặc hỏng hoàn toàn.

+ ép xung card đồ họa:

Các thành phần của card đồ họa có xung nhịp hoạt động hoàn toàn độc lập với thông số của bo mạch chủ và thông tin mặc định được chứa trong firmware của card cho phép những phần mềm ép xung card đồ họa chuyên dụng thay đổi tốc độ GPU và RAM của card ngay trong hệ điều hành.


ATI hỗ trợ ép xung ngay trong trình điều khiển Catalyst



Bảng điều khiển ép xung của nVIDIA.


Việc đẩy tốc độ của card đồ họa có phần “an toàn” hơn so với CPU hay RAM vì người dùng thường sẽ không bị mất dữ liệu bởi trong trường hợp card không ổn định, nó sẽ bị lỗi hình lấm chấm hoặc vân bề mặt bị rách chứ ít khi gây sụp hệ thống. ép xung đồ họa được nhiều dân chơi ưa chuộng vì hiệu quả cải thiện thấy rõ trong các trò chơi 3D nặng cũng như ứng dụng đo điểm.

Nếu chỉ ép xung chút ít để học hỏi, không cần quan tâm đến trục trặc bởi tuổi thọ thiết bị hiện nay rất dài, chúng thường hết giá trị sử dụng trước khi hỏng hẳn, hơn nữa các nhà sản xuất đều có chế độ bảo hành sản phẩm tới 3 năm (đặc biệt đối với CPU, RAM, card đồ họa và bo mạch chủ). Ngoài ra, có nhiều ứng dụng kiểm tra độ ổn định của hệ thống, chỉ cần sử dụng chúng đúng cách là bạn có thể tránh nhưng trường hợp máy bị trục trặc do ép xung không đúng cách dẫn tới mất mát dữ liệu ngoài ý muốn.
henrytran
henrytran
Entertainment group
Entertainment group

Post : 68
Điểm thành tích : 107
Được cảm ơn : 19
Ngày tham gia : 25/11/2010
Tuổi : 36
Đến từ : vung tau

Quản lý
Cảnh cáo:
OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Left_bar_bleue1/200OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Empty_bar_bleue  (1/200)

Về Đầu Trang Go down

OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Empty Re: OVERCLOCK: OC con CPU ra sao?

Bài gửi by ruby 26/12/2010, 12:57 pm

Cho hỏi chút.2 bạn đã post bài lên như thế thì 2 bạn đã làm chưa,kq ra sao
ruby
ruby
Điều hành viên
Điều hành viên

Post : 61
Điểm thành tích : 106
Được cảm ơn : 12
Ngày tham gia : 29/06/2010
Tuổi : 35
Đến từ : vungtau city

Quản lý
Cảnh cáo:
OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Left_bar_bleue1/200OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Empty_bar_bleue  (1/200)

Về Đầu Trang Go down

OVERCLOCK: OC con CPU ra sao? Empty Re: OVERCLOCK: OC con CPU ra sao?

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết